dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ở cả nam giới và nữ giới đều có khả năng mắc bệnh viêm niệu đạo, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thường thấp khiến nhiều người chủ quan, nhất là ở nam giới. Viêm niệu đạo kéo dài không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn kéo theo nguy cơ mắc các bệnh đường sinh dục nguy hiểm khác. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời là điều cần thiết hiện nay.


Bệnh viêm niệu đạo là gì?
Hệ tiết niệu là một trong những hệ cơ quan quan trọng, giữ vai trò bài xuất chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Hệ gồm thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang và tuyến tiền liệt. Trong đó, niệu đạo là một ống nhỏ nối từ bàng quang ra lỗ tiểu, mang chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài.


Viêm niệu đạo là dạng bệnh lý xuất hiện khi có tổn thương niệu đạo, nhiễm trùng niệu đạo gây viêm. Đối với phái mạnh, niệu đạo cũng là đường dẫn tinh, do vậy viêm niệu đạo ở nam giới thường nguy hiểm hơn ở nữ giới.


Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Người mắc viêm niệu đạo sẽ xuất hiện các triệu chứng:


Đi tiểu khó khăn, bí tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.
Gây cảm giác ngứa, đau, khó chịu khi không đi tiểu được.
Đau khi quan hệ tình dục.
Ở nam giới còn thấy máu trong nước tiểu, tinh dịch.
Có thể sưng, nóng, đỏ âm đạo, dương vật.
Tiết nhiều dịch, chất nhầy ở lỗ niệu đạo.
Có thể thấy, những triệu chứng trên gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Ngoài ra, viêm niệu đạo còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh đường sinh dục khác. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mình.


Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Ở việt Nam, xu hướng mắc bệnh ngày càng tăng cao, phổ biến nhất là ở lứa tuổi 20 – 30. Bệnh viêm niệu đạo có khả năng lây qua đường tình dục. Nguyên nhân là do:


Quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai), Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), E.coli, Chlamydia… Các vi khuẩn này dễ xâm nhập từ xung quanh lỗ niệu đạo vào dương vật và âm đạo, gặp môi trường thích hợp phát triển gây bệnh. Người quan hệ tình dục lây nhiễm vi khuẩn thường do quan hệ tại hậu môn hoặc do đối phương bị mắc bệnh phụ khoa.
Tiếp xúc nhiều với hoá chất: Một số loại xà phòng không phù hợp hay các sản phẩm sử dụng trong quá trình quan hệ có thể không phù hợp với cơ thể, gây tổn thương đường niệu đạo từ đó gây viêm.
Vệ sinh kém: vùng kín, bộ phận sinh dục là những nơi cần được chú trọng vệ sinh hơn cả do đây là nơi thực hiện các chức năng quan trọng đồng thời dễ bị nhiễm khuẩn. việc không duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Tác động vật lý: Các tác động cơ học dù nhỏ nhưng có thể gây ra những chấn thương nhỏ và gây bệnh. Ở nam giới, một số thủ tục y tế như đặt ống thông tiểu, nội soi bàng quang, tán sỏi… có thể gây tổn thương dương vật.
Nhịn tiểu lâu hoặc thường xuyên: Bàng quang là nơi chứa nước thải của cơ thể. Nhịn tiểu lâu sẽ gây tích lũy vi khuẩn ở bàng quang, làm tăng nguy cơ viêm niệu đạo cũng như một số bệnh lý khác.
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh kéo dài còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó phải kể đến:


Gây mất khả năng sinh sản, nhất là ở nam giới: nguyên nhân là do niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu, vừa là đường dẫn tinh. Viêm nhiễm lâu ngày làm ảnh hưởng gây mất khả năng dẫn tinh, ngoài ra kéo theo tác động xấu tới tinh hoàn làm mất khả năng sinh tinh.
Nhiễm trùng các cơ quan lân cận như bàng quang, thận, niệu quản… thậm chí nhiễm trùng huyết.
Tăng nguy cơ viêm tiền liệt tuyến.
Không nên xem nhẹ bất kỳ dấu hiệu nào của loại bệnh này. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ như đi tiểu buốt, khó khăn, tiết nhiều dịch ở lỗ niệu đạo… hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán. Phát hiện bệnh sớm không chỉ có ích cho điều trị mà còn tiết kiệm kinh phí đáng kể cho bản thân mình.


Các biện pháp chẩn đoán viêm niệu đạo
Chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo không thể tự thực hiện tại nhà. Khi nghi ngờ, đi khám tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm khác nhau như xét nghiệm chất nhầy, nước tiểu hay máu… Tuỳ vào tình trạng cơ thể, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.


Trong nhiều trường hợp, người bệnh được chỉ định nội soi bàng quang để chẩn đoán. Từ các kết quả, các chuyên gia y tế sẽ có kết luận chính xác về tình trạng cũng như mức độ bệnh của người bệnh để từ đó có hướng điều trị thích hợp.


Điều trị bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ vô sinh. Không chỉ vậy, kéo dài bệnh hay tự điều trị gây nhiều cản trở khiến bệnh khó hồi phục. Điều trị bệnh viêm niệu đạo cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tại các cơ sở y tế uy tín. Theo đó, người bệnh ở thể bệnh nhẹ sẽ được chỉ định điều trị nội khoa:


Sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau để loại bỏ triệu chứng đau, khó chịu do bệnh gây ra.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Thuốc hạ sốt (khi người bệnh kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt mỏi).
Điều trị cụ thể:


Điều trị viêm niệu đạo do Chlamydia và Mycoplasma
Lựa chọn một trong các thuốc:


Uống Azithromycin viên 1g, liều cao nhất.
Uống Doxycyclin 100 mg/lần, ngày 2 lần sáng, chiều trong 7 ngày
Uống Ofloxacin 300 mg/lần, ngày 2 lần sáng, chiều trong 7 ngày
Uống Erythromycin 500 mg/lần, ngày 4 lần trong 14 ngày
Điều trị cho cả người có quan hệ tình dục cùng bệnh nhân. Trong đó ưu tiên Doxycycline và Azithromycin.


Điều trị viêm niệu đạo do Trichomonas
Uống Metronidazol 500 mg/lần, ngày 2 lần sáng, chiều trong 7 ngày.


Điều trị cho cả người có quan hệ tình dục cùng bệnh nhân.


Xem chi tiết bài viết tại đây: https://nhathuocngocanh.com/viem-nieu-dao/