dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Giải phẫu chuyên sâu cơ vùng mặt

Các cơ vùng trán và vùng đỉnh


Cơ chẩm trán: bao gồm 2 bụng chẩm và 2 bụng trán. Phần bụng chẩm có nguyên ủy từ đường gáy trên và mỏm chũm; bám tận tại cân trên sọ. Chức năng của bụng chẩm là kéo đầu về phía sau. Phần bụng trán có nguyên ủy tại cân trên sọ; bám tận tại da vùng lông mày và gốc mũi, hòa lẫn một phần vào cơ mảnh khảnh, cơ cau mày và cơ vòng mắt tại đây. Chức năng của phần bụng trán là kéo về sau gây nên nhướng mày, từ đó tạo nên nếp nhăn vùng trán.


Các cơ vùng gian mày: cơ cau mày, cơ mảnh khảnh, cơ hạ mày


Cơ vòng mắt


Cơ vòng mắt được chia làm 3 phần:


Phần hốc mắt (op): vòng quanh mắt cả trên và dưới, tạo thành hình elip, phía trên hòa lẫn với cơ trán và cơ cau mày


Phần mí mắt (pp): là lớp mỏng nhưng rất quan trọng của mí mắt, tên gọi khác là tensor tarsi. Phần mí mắt nằm phía sau dây chằng mí trong và túi lệ.


Phần lệ (lp): kéo mí mắt và sụn mí, từ đó điều hòa nước mắt và có thể thay đổi vị trí nhãn cầu


Cơ vòng mắt chủ yếu phụ trách việc nhắm và chớp mắt, và cho phép chúng ta nheo mắt và nháy mắt.


Các cơ nhãn cầu


Cơ thẳng trên, cơ thẳng ngoài, cơ thẳng giữa, cơ thẳng trong, cơ chéo trên, cơ chéo dưới và cơ nâng mi trên


Các cơ nhãn cầu: gồm bốn cơ thẳng và hai cơ chéo vận động nhãn cầu và một cơ nâng mi trên. Cơ nâng mi trên nằm ngay trên cơ thẳng trên. Động tác của sáu cơ này phụ thuộc vào vị trí của mắt tại thời điểm co cơ


Bốn cơ thẳng có nguồn gốc từ một vòng gân chung nằm xung quanh lỗ thị giác. Hai cơ chéo thì không xuất phát từ vòng gân chung như các cơ thẳng. Các cơ chéo có hướng đi tạo góc với các cơ thẳng. Cơ chéo trên có nguyên ủy từ xương bướm, đi qua một vòng sụn gọi là ròng rọc ở phía trên trong ổ mắt, sau đó bám vào củng mạc.


Cơ vùng mũi và 1/3 giữa mặt


Cơ mảnh khảnh, cơ nâng môi trên và cánh mũi, cơ mũi (phần ngang và phần cánh), cơ hạ vách mũi, cơ co cánh mũi nhỏ và cơ dãn cánh mũi trước.


Cơ nâng môi trên và cánh mũi: có nguyên ủy gần gốc mũi. Cơ nâng môi trên và cánh mũi gồm hai phần: phần thứ nhất bám tận vào cánh mũi và phần thứ hai bám tận vào phần bên của môi trên. Khi cơ co sẽ kéo da lên cao hướng về phía gốc mũi làm dãn rộng cánh mũi và nâng môi trên. Động tác này góp phần biểu cảm sự cằn nhằn. ( Đây cũng là cơ có tên dài nhất trong cơ thể, nên thường được gọi gọn là ALAEQUE NASI)


Các cơ mở rộng lỗ mũi


Cơ dãn cánh mũi trước, cơ mũi (phần cánh mũi), cơ hạ vách mũi


Lỗ mũi được điều hòa dãn và loe nhờ vào sự co cơ của các cơ dãn mũi. Cơ mũi (phần cánh mũi) có nguyên ủy từ xương hàm trên và bám tận ở phần ngoài của sụn cánh mũi. Cơ hạ vách mũi là một cơ nhỏ nằm ở nền mũi và thường phối hợp động tác với các cơ khác bằng cách kéo sụn giữa vách mũi xuống.


Các cơ làm hẹp lỗ mũi


Cơ vùng miệng


Các cơ của vùng miệng: cơ vòng miệng, cơ mút và cơ cằm.


Cơ vòng miệng


Cơ vòng miệng (O) kiểm soát hoạt động của miệng và môi, đặc trưng bằng cấu tạo vòng quanh miệng, có nguyên ủy tại xương hàm trên (1) và xương hàm dưới (2); bám tận trực tiếp tại môi. Cơ vòng miệng là cơ vòng bao quanh miệng nhằm ngậm miệng và ép môi. Cơ được cấu tạo từ nhiều tầng gồm nhiều sợi cơ, trong đó một phần đáng kể hòa lẫn với cơ mút (B) tạo nên lớp sâu của cơ vòng miệng.


Cơ vòng miệng có ở tất cả các loài động vật có vú. Riêng ở người, cơ vòng miệng có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp, bám vào da thông qua lớp nông SMAS của môi trên và môi dưới. Cơ vòng miệng cũng là nơi bám của nhiều cơ mặt khác.


Xem đầy đủ tại: https://nhathuocngocanh.com/giai-phau-chuyen-sau-co-vung-mat/