dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Mang thai ngoài tử cung – Hiểm họa khôn lường ít ai lường trước được

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng bệnh lý khiến cho nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc có con. Tuy nhiên mang thai ngoài lại có thể phòng ngừa được. Chính vì thế, hãy theo dõi bài biết về mang thai ngoài dưới đây để có sự chuẩn bị thật kỹ càng trước khi mang thai bạn nhé!


Thế nào là thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là tình trạng mà thai không nằm trong buồng tử cung như bình thường mà lại nằm ở các vị trí khác như vòi trứng (95%-98%), ổ bụng (hiếm gặp), cổ tử cung (0,5-1%),… Đây là một biến chứng sản khoa nguy hiểm khá hay gặp.


Cổ tử cung như một “ngôi nhà” để bảo vệ cho bào thai phát triển, lớn lên nhưng nếu trứng đã được thụ tinh vì một lý do nào đó làm tổ ở vị trí khác buồng tử cung thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai mà còn rất nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Chính vì thế biến chứng này cần được phát hiện và xử trí kịp thời.



Thế nào là mang thai ngoài tử cung?
Thế nào là mang thai ngoài tử cung?
Nguy cơ khi mang thai ngoài tử cung
Như đã nói ở trên việc thai không nằm trong buồng tử cung không chỉ khiến cho bào thai không đủ không gian để phát triển, thai không được bảo vệ nên rất nguy hiểm mà việc thai phát triển ở vị trí khác cũng sẽ khiến cho các vị trí đó bị tắc nghẽn, chèn ép nên cũng sẽ vô cùng nguy hiểm cho người mẹ. Cụ thể:


Chết thai do thai không được cung cấp đủ máu, dinh dưỡng để nuôi thai. Hơn nữa do không gian sinh sống của bào thai quá hẹp, sẽ ức chế quá trình phát triển của thai.


Vỡ thai: Không gian hẹp, khi thai lớn lên thì lực ép từ các khu vực xung quanh lại càng chèn ép lên thai, đến một giai đoạn nhất định nào đó, bào thai có thể vỡ ra khiến cho máu chảy ra khắp ổ bụng, nếu không được xử trí kịp thời thì tính mạng của người mẹ cũng khó lòng mà giữ được.


Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Dù là bà bầu mang thai bình thường hay là bà bầu mang thai ngoài tử cung thì vẫn sẽ có những sự thay đổi cơ bản như nhau như: Chậm kinh, tức ngực, buồn nôn, đau bụng,… Tuy nhiên nếu quan sát kỹ các dấu hiệu này thì các chị em sẽ có thể phát hiện được ra những bất thường để đi khám xem mình có bị chửa ngoài tử cung hay không. Cụ thể các dấu hiệu thai ngoài tử cung như:


Chảy máu âm đạo: Khi mới mang thai, có một số bạn sẽ đột nhiên xuất hiện máu hồng nhưng lại không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu hồng này thường đột ngột chảy ra mà bạn không hề biết vì không phải máu kinh nguyệt nên nó không đau.


Đây chính là máu chảy ra từ âm đao và là máu để báo cho bạn biết là bạn có thai. Nhưng nếu trong trường hợp mà lượng máu này chảy ra nhiều mà lại có màu đỏ thẫm mà bạn lại không phải đang trong kỳ kinh thì hãy đặt nghi ngờ rằng có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung và đi khám càng sớm càng tốt.


Bụng đau: Nếu bỗng dưng, dù bạn không đang trong chu kỳ kinh nguyệt mà thấy đau bụng, có lúc cơn đau dữ dội, có lúc lại âm ỉ kéo dài, lúc thì cứng lại như đau táo bón mà lại kèm theo có máu chảy ra từ âm đạo thì nên suy nghĩ đến tình trạng thai ngoài tử cung và đi khám ngay. Đừng để các dấu hiệu này kéo dài quá lâu vì bào thai nếu ở ngoài tử cung quá lâu, khi chúng phát triển to lên sẽ làm cho mức độ đau đớn càng nặng hơn và càng nguy hiểm hơn đến tính mạng người mẹ.


Một số triệu chứng khác như: Chân tay rã rời, đau mỏi vai, thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt nặng hơn là ngất xỉu thì nên đưa bệnh nhân đi khám ngay.


Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung
Để khẳng định đâu là nguyên nhân chính gây tình trạng chửa ngoài tử cung thì e rằng rất khó, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như do viêm nhiễm phụ khoa, vòi trứng bị tổn thương gây trứng làm tổ ở các vị trí bất thường ngoài tử cung. Bao gồm:


Có tiền sử mang thai ngoài tử cung: Những ai mà đã từng gặp phải hiện tượng trứng đã thụ tinh đi lạc thì những lần mang thai tiếp theo cũng rất dễ lặp lại tình trạng này.
Viêm nhiễm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm vòi trứng do nạo thai bất hợp pháp hay nạo thai nhiều lần.
Có thắt vòi trứng do lượng nhu động bất thường nhiều làm trứng lọt vào vòi trứng.
Vòi trứng hẹp sau khi tạo hình hoặc do có khối u đè lên khi cho trứng khi di chuyển vào trong thì bị mắc kẹt không ra được nên ở lại vòi trứng phát triển.
Bệnh lý đường tình dục cũng khiến cho nguy cơ chửa ngoài tăng lên.
Hút thuốc, tuổi cao, vô sinh, dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản hay hạn chế sinh sản cũng làm tăng tỷ lệ mang thai sai chỗ. [1]
Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng khi có thai ngoài tử cung mà thai chưa vỡ:


Chậm kinh
Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn ở vùng hạ vị.
Chảy máu âm đạo: Xuất hiện chảy máu âm đạo dù không phải đang trong kỳ kinh, máu có khi có màng đi cùng.
Triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung nhưng thai đã vỡ:
Các triệu chứng giống như khi thai chưa vỡ nhưng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Cơn đau bụng dữ dội hơn, người bệnh mệt mỏi, nhợt nhạt, đổ mồ hôi,… Do thai vỡ nên lần này máu chảy ra từ âm đạo sẽ nhiều và màu đậm hơn khiến cho cơ thể trở nên xanh xao, mạch nhanh, huyết áp giảm do mất máu nhiều.
Dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng
Chỉ số beta HCG máu
Bình thường lượng beta HCG máu sẽ tăng lên gấp đôi trung bình sau khoảng 3 ngày nhưng nếu người mẹ mang thai ngoài tử cung thì chỉ số này thường tăng chậm hơn bình thường. Do đó, bác sĩ có thể dựa vào lượng tăng lên của chỉ số này cùng với hình ảnh siêu âm buồng tử cung nếu không thấy bào thai bên trong thì nguy cơ rất cao là chửa ngoài tử cung.
Xem đầy đủ tại https://nhathuocngocanh.com/mang-thai-ngoai-tu-cung-hiem-hoa-khon-luong-it-ai-luong-truoc-duoc/