dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Rối loạn nhịp chậm: Epinephrine vs. atropine trong nhịp chậm dọa ngừng tim

Một bệnh nhân nữ lớn tuổi nhập viện vì rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Bà ấy không có triệu chứng, với nhịp tim là 160, được điều trị bằng một liều bolus diltiazem 20 mg, sau đó là truyền 15 mg / giờ trong vài giờ. Nhịp tim chậm lại còn 110. Sau đó được điều trị bằng 5 mg metoprolol IV. Một vài phút sau, nhịp tim giảm xuống nhịp xoang ở mức 42 và huyết áp tâm thu của giảm xuống 70. Bà ấy trở nên lú lẫn. Bà được điều trị bằng 0,5 mg atropine tiêm tĩnh mạch cho theo phác đồ ALCS của nhịp tim chậm có triệu chứng. Các nỗ lực đồng thời được thực hiện để thực hiện tạo nhịp qua da. Các miếng đệm được đặt theo kiểu trước-trước và không thể tạo nhịp được. Nhịp tim của bà tiếp tục giảm xuống, trở nên không phản ứng và vô mạch. Ép ngực được bắt đầu và bà được tiêm 1 mg epinephrine. Ngay lập tức có tuần hoàn tự phát trở lại, với huyết áp 250/140 và nhịp tim 170. Cuối cùng bà ấy đã hồi phục hoàn toàn (1).


Chúng ta cần một thuật ngữ chính xác hơn là “nhịp tim chậm có triệu chứng”
AHA có một phác đồ duy nhất cho nhịp tim chậm có triệu chứng. Tuy nhiên, nhịp tim chậm có triệu chứng là một thực thể rất rộng. Ví dụ, cả hai bệnh nhân sau đều có nhịp tim chậm có triệu chứng:


Một người đàn ông 55 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở ngày càng nặng dần trong tháng qua. Ông được phát hiện bị block tim độ 3 với nhịp thoát thất 45 lần/phút. Ông ấy trông ổn.
Bà cụ trong trường hợp trên
Có thể hữu ích khi chia nhịp tim chậm có triệu chứng thành hai tình trạng:


Nhịp chậm có triệu chứng ổn định (Stable symptomatic bradycardia): Những bệnh nhân này đã đạt đến trạng thái cân bằng với các dấu hiệu sống và triệu chứng ổn định. Họ đã đạt được trạng thái bù trừ (ví dụ, duy trì huyết áp do tăng thể tích nhát bóp và co mạch). Họ cần theo dõi và điều trị khẩn, nhưng sẽ không tử vong nhanh chóng.
Nhịp chậm dọa ngừng tim (Bradycardic periarrest): Những bệnh nhân này có dấu hiệu sống xấu đi và các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. Chúng đang ở trạng thái mất bù, với sự bất ổn định dần dần khi chúng rơi vào vòng xoáy tử thần (hình bên dưới). Những bệnh nhân này cần được điều trị cấp cứu để ngăn chặn tiến triển đến ngừng tim hoàn toàn (2).
Theo một số cách, phương pháp điều trị cho một bệnh nhân nhịp chậm có triệu chứng ổn định đối lập với phương pháp điều trị cho một bệnh nhân nhịp chậm dọa ngừng tim.:


Nhịp chậm có triệu chứng ổn định (Stable symptomatic bradycardia): Những bệnh nhân này đã ổn định. Do đó, bạn nên bắt đầu với những phương pháp điều trị ít tích cực nhất. Nếu những điều này thất bại, thì có thể được lên thang dần sang các phương pháp điều trị tích cực hơn.
Nhịp chậm dọa ngừng tim (Bradycardic periarrest): Những bệnh nhân này đang hấp hối. Do đó, điều hợp lý là bắt đầu với các phương pháp điều trị tích cực có nhiều khả năng đạt được sự ổn định ngay lập tức. Sau khi bệnh nhân ổn định, có thể xuống thang dần cường độ trị liệu
Xem đầy đủ tại đây https://nhathuocngocanh.com/roi-loan-nhip-cham-epinephrine-vs-atropine-trong-nhip-cham-doa-ngung-tim/