dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị theo BMJ

Tóm tắt


Bệnh lý viêm mạn tính có đặc điểm lớp đệm của nội mạc tử cung và các tuyến nằm ngoài buồng tử cung. Các vị trí bị ảnh hưởng thường gặp nhất là phúc mạc vùng chậu hông và buồng trứng.


Có thể xuất hiện tình cờ ở những bệnh nhân không có triệu chứng, hoặc thường gặp hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có triệu chứng đau vùng chậu hông mạn tính và/hoặc hiếm muộn.


Thường chỉ cần nghi ngờ lâm sàng là đủ để bắt đầu điều trị, nhưng chỉ có thể chẩn đoán xác định khi quan sát trực tiếp và sinh thiết vào đúng khối lạc nội mạc qua soi ổ bụng.


Các lựa chọn điều trị bao gồm NSAIDs, thuốc tránh thai đường uống loại kết hợp, GnRH đồng vận, hợp chất có chứa progestin, danazol (hoặc các androgen), và phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc. Có thể xem xét kích thích buồng trứng có kiểm soát và IVF cho những bệnh nhân hiếm muộn.


Chương trình chăm sóc cá thể hoá cho từng bệnh nhân bị đau vùng chậu hông cần kết hợp với chương trình đánh giá và điều trị đa ngành, nhằm mục tiêu hạn chế nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống.


Thông tin cơ bản


Định nghĩa


Lạc nội mạc tử cung là khi các tuyến nội mạc tử cung và lớp đệm nằm ngoài buồng tử cung và hệ thống cơ tử cung. Đặc điểm tổn thương thay đổi đáng kể từ những vết phồng rộp bề mặt đến tình trạng xơ hóa thâm nhiễm. Quan sát trực tiếp qua hình ảnh sinh thiết mô học vẫn là tiêu chuẩn thiết yếu để chẩn đoán.


Dịch tễ học


Ban đầu người ta đã ngoại suy các yếu tố dịch tễ từ nhóm phụ nữ đau vùng chậu và vô sinh. Ước tính tỷ lệ hiện mắc rất thấp từ 1% đến 7% đối với phụ nữ được phẫu thuật phụ khoa, bao gồm triệt sản thắt ống dẫn trứng.[1] Con số ước tính này có thể sai lệch do phụ nữ đã có con cũng được bao gồm trong phân tích này, họ ít có khả năng được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, và có thể làm giảm tỷ lệ ước tính chung.


Ghi chép lạc nội mạc tử cung cần khám kỹ lưỡng hơn, có thể thực hiện trong khi thực hiện thủ thuật với các chỉ định khác ngoài đau vùng chậu. Một nghiên cứu đánh giá mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt tử cung do đau vùng chậu mãn tính đã ghi nhận tỷ lệ lạc nội mạc tử cung là 8,3%.[2] Có thể nhận thấy tỷ lệ ước tính cao hơn trong nhóm bệnh nhân được nội soi ổ bụng để điều trị đau vùng chậu (12% đến 70%) hoặc vô sinh (9% đến 50%), nhất là trong nhóm trẻ vị thành niên đau mạn tính không đáp ứng với điều trị y khoa.[3] [4] [5] Khoảng ước tính tỷ lệ rộng như vậy có thể được giải thích do tính không đồng nhất trong thiết kế nghiên cứu của các nghiên cứu gần đây, bao gồm cả việc tiêu chuẩn chẩn đoán không giống như trước đây.[4] Đánh giá dịch tễ từ ENDO Study Working Group đưa ra dữ liệu ước tính về tỷ lệ hiện mắc dựa trên phẫu thuật cũng như MRI, gợi ý rằng lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ lưu hành cao hơn so với báo cáo trước đây, liên quan chặt chẽ với tình trạng vô sinh.[6]


Lạc nội mạc tử cung thường ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhưng khoảng tuổi chẩn đoán vẫn rộng. Trái với các mô hình trước đây, hiện nay lạc nội mạc tử cung nên được quan tâm ở cả những bé gái chưa có kinh nguyệt bị đau vùng chậu mãn tính vì đã có báo cáo về lạc nội mạc tử cung trong nhóm tuổi này.[7] Hơn nữa, lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh.[8] Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tăng dần theo độ tuổi[9] và tỷ lệ mắc mới theo báo cáo cao nhất ở độ tuổi 40.[10] Cũng có ý kiến cho rằng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ da trắng và những người có chỉ số BMI thấp hơn.[3] Xu hướng chung của bệnh thậm chí ít tin cậy hơn do phụ thuộc vào các phát hiện trên phẫu thuật để xác định bệnh cũng như sự không thống nhất khi ghi chép triệu chứng đau vùng chậu trong tài liệu.[11]


Bệnh căn học


Người ta đã đề xuất một vài lý thuyết để giải thích những cơ chế cho phép phát triển và tiến triển lạc nội mạc tử cung, nhưng chưa có một lý thuyết nào đúng cho từng bệnh nhân hoặc từng biểu hiện lâm sàng.


Di chuyển thụt lùi của kinh nguyệt: biểu hiện một cổng cho mô nội mạc tử cung tiếp xúc với bề mặt màng bụng.[12] Tuy hợp lý, nhưng khái niệm này không giải thích được tỷ lệ bệnh thấp so với một biến chứng thường gặp (90% phụ nữ hành kinh sẽ biểu hiện dòng chảy đảo ngược).[13]


Suy giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào: khả năng tiếp nhận vật thối rữa của các đại thực bào được kích hoạt, không dính kết (đáp ứng bước đầu với dị vật) giảm biểu hiện ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung và có thể là cơ chế làm sạch dòng máu kinh không hiệu quả.[14]


Mullerian rests: biệt hoá mô ngoại bì phôi thành các tuyến nội mạc tử cung là cơ chế có thể xảy ra. Có ý kiến cho rằng lạc nội mạc tử cung được ghi nhận ở bé gái chưa hành kinh là phát sinh từ mullerian rests, các tế bào xuất phát từ cạnh trung thận đã ở trong vùng chậu, do sự sản sinh oestrogen được kích hoạt sau khi trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng hoàn chỉnh.[15] Bệnh phúc mạc sâu không có cấy ghép bề mặt rõ ràng gợi ý quy trình này, và có thể giải thích các giai đoạn tiến triển bệnh đã được ghi nhận, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi.


Sự lan tỏa mạch máu và bạch huyết: được gợi ý với sự xuất hiện của bệnh phổi do lạc nội mạc tử cung.


Việc tăng số lượng các chất trung gian gây viêm và hoạt mạch trong dịch màng bụng đã được dẫn chứng thống nhất trên các bệnh nhân lạc nội mạc tử cung[16] [17] Các sản phẩm oxy hóa góp phần tăng phản ứng viêm do hình thành các gốc tự do và làm giảm các chất chống oxy hoá có chức năng bảo vệ.[18]


Các bé gái sau tuổi dậy thì có các bất thường mullerian làm nghẽn dòng máu kinh cũng có nguy cơ tiến triển lạc nội mạc tử cung.[19] Các trường hợp này bao gồm vách ngăn âm đạo ngang, tử cung đôi kèm theo tắc nghẽn bán phần âm đạo, và màng trinh không thủng (không phải mullerian).


Người ta cũng nhận thấy những bệnh nhân được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung qua phẫu thuật có tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn cao hơn.[20]


Cũng có những dẫn chứng đáng tin cậy trong các nghiên cứu ghép cặp chị em về xu hướng di truyền của bệnh lạc nội mạc.[21] [22]


Lý thuyết tổng hợp xác nhận rằng cơ chế nền tảng của lạc nội mạc tử cung bao gồm cả sự lan tỏa mạch máu/bạch huyết và sự biết hoá mô ngoại bì phôi thành các tuyến nội mạc tử cung.


Sinh lý bệnh học


Mặc dù mối liên quan giữa lạc nội mạc tử cung nặng và hiếm muộn có vẻ logic (giải phẫu học bị thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến ống và/hoặc buồng trứng do sẹo hoặc tăng sinh prostaglandin có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh hoặc cấy ghép), nhưng cơ chế giải thích cho các giai đoạn nhỏ hơn không rõ ràng. Điều này được cho là do đáp ứng miễn dịch thay đổi, ảnh hưởng của nội tiết tố, sự sản sinh cytokine ở các mức độ khác nhau, các yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng đến sự rụng trứng, vận chuyển noãn bào trong ống dẫn trứng và quá trình làm tổ của phôi thai trong tử cung. Vẫn chưa có bằng chứng xác nhận các giả thuyết trên.


Xem đầy đủ bài viết tại: https://nhathuocngocanh.com/lac-noi-tu-cung-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-theo-bmj/