dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Suy tim mạn: Cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị

Sinh lý bơm tim – cơ chế bệnh sinh trong suy tim
Mục tiêu:
Nắm được cấu trúc và hoạt động của sarcomere
Hiểu được cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Nắm được định nghĩa suy tim
Hiểu được các cơ chế bù trừ trong suy tim
Sinh lý bệnh của suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
Sinh lý cơ tim – bơm tim
Sinh lý cơ tim
Sắp xếp tế bào cơ tim
Các tế bào cơ tim liên kết chặt chẽ thành chuỗi và song song với nhau


Cấu trúc cơ tim
Khi cơ tim giãn ra vạch Z kéo sợi actin và titin ra. Sợi titin bị kéo căng chịu trách nhiệm cho sức căng thụ động của cơ tim, sợi actin kéo ra khỏi myosin tạo sức căng chủ động
Sợi sarcomere rút ngắn lại (khoảng cách giữa 2 vạch Z ngắn lại), sợi titin co lại đồng thời sợi actin trượt lên sợi myosine -> sự co cơ
Chu chuyển tim
Cung lượng tim
Cung lượng tim (CO) là lượng máu tim tống đi trong 1 phút
Cung lượng tim tỉ lệ với nhịp tim và thể tích nhát bóp
Các yếu tố ảnh hưởng thể tích nhát bóp
Thể tích nhát bóp tỉ lệ thuận với tiền tải và sức co bóp
Thể tích nhát bóp tỉ lệ nghịch với hậu tải
Tiền tải


Tiền tải là sự căng giãn của sợi cơ tim trước khi khi co bóp hay sức căng cơ tim vào cuối kỳ tâm trương. Nói cách khác tiền tải tỉ lệ với độ dài sarcomere vào cuối kỳ tâm trương
Có thể ước tính gián tiếp qua thể tích cuối tâm trương (EDV) hoặc áp lực cuối tâm trương (EDP)
Định luật Frank – Starling


Trong giới hạn nhất định, độ dài sợi cơ tim tỉ lệ thuận với sức co bóp


Mối quan hệ giữa chiều dài và sức căng


Sức căng của tim bao gồm sức căng chủ động và sức căng thụ động:


Sức căng thụ động tăng tỉ lệ với độ dài sợi cơ
Sức căng chủ động tăng tỉ lệ với độ dài sợi cơ đến một điểm nào đó thì sức căng chủ động sẽ giảm xuống
Yếu tố ảnh hưởng tiền tải


Hồi lưu tĩnh mạch
Là lượng máu trở về tim từ hệ tĩnh mạch
Trong điều kiện huyết động ổn định, hồi lưu máu tĩnh mạch bằng cung lượng tim + Tăng hồi lưu máu tĩnh mạch -> tăng thể tích nhát bóp
Giãn năng tâm thất
Là khả năng giãn ra của thất để nhận máu đổ về
Phụ thuộc vào trạng thái tâm thất kỳ tâm trương và đặc điểm sợi cơ tim tạo nên thành thất
Hậu tải


Hậu tải là tải mà tim phải vượt qua để co bóp tống máu hay là áp lực tâm thất phải thắng để tống máu ra ngoài
Hậu tải tăng -> giảm tốc độ rút ngắn của sợi cơ -> giảm vận tốc co rút sợi cơ – Trong điều kiện tiền tải và sức co bóp cơ tim không đổi, tăng hậu tải sẽ làm giảm thể tích nhát bóp
Định luật Laplace
“stress wall”-Sức căng thành là trung bình sức căng mỗi sợi cơ riêng lẻ trong thành thất phải chịu để co bóp
Công thức tính “stress wall”


P là áp lực bên trong buồng thất
r là bán kính buồng thất cuối kỳ tâm thu
T là bề dày của thành thất
Áp lực buồng tim
Sức co bóp cơ tim


Sức co bóp cơ tim là sự thay đổi lực co bóp của cơ tim do cơ chế tế bào liên quan tới sự tương tác của actin và myosin mà không phụ thuộc vào độ dài sarcomere


Sức co bóp tỉ lệ với nồng độ Ca2+ nội bào


Yếu tố ảnh hưởng:


Hệ thần kinh giao cảm
Catecholamin
Hậu gánh (hiệu ứng Anrep)
Nhịp tim
Nhịp tim
Trong giới hạn bình thường, cung lượng tim tỉ lệ thuận với nhịp tim


Yếu tố ảnh hưởng nhịp tim


Hệ thần kinh thực vật:


Thần kinh giao cảm: tăng nhịp tim
Hệ phó giao cảm: giảm tần số tim
Hormon:


Hormon tuyến thượng thận: epinephrine và norepinephrine
Hormon tuyến giáp: T3, T4
Yếu tố khác:


Mức độ vận động thể lực
Thân nhiệt
Sự thay đổi nồng độ khí O2 và CO2
Sinh lý bệnh suy tim
Định nghĩa
Hội tim mạch châu âu (ESC) 2021:


Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình (ví dụ: khó thở, phù mắt cá chân và mệt mỏi) mà có thể đi kèm với các dấu hiệu (ví dụ: tĩnh mạch cổ nổi, ran phổi và phù ngoại vi) gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến cung lượng tim giảm và/hoặc áp lực trong buồng tim cao khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức.


Xem đầy đủ tại: https://nhathuocngocanh.com/suy-tim-man-co-che-benh-sinh-chan-doan-va-dieu-tri/