dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Hóa chất bảo vệ thực vật: khái niệm, phân loại, triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc

Trong nông nghiệp, có rất nhiều mối nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng của nông sản như sâu bệnh, cỏ dại, chuột, mối mọt, nấm,… Các nguồn thực vật như rau, hoa quả… và dược liệu là những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt, do đó cũng có nguy cơ mắc phải các dịch bệnh nói trên. Hóa chất bảo vệ thực vật (HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT) đóng vai trò quan trọng để phòng trừ các loại dịch bệnh cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và dược liệu nói riêng. Hiện nay, khi trồng hầu hết các loại cây và dược liệu cần phải được sử dụng HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhằm chống lại sâu bệnh gây hại, tăng năng suất và chất lượng.


Khi được sử dụng, HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT có thể tồn dư lại trong sản phẩm. Nếu sử dụng đúng cách, mức tồn dư này có thể vẫn an toàn cho người sử dụng. Theo quy định, mỗi loại HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT đều có giá trị tồn dư tối đa (MRL: Maximum residue Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các loại HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT làm cho tồn dư HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT trong sản phẩm tăng lên vượt quá MRL. Khi đó, HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng.


1. Hóa chất bảo vệ thực vật
1.1. Định nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được chuyển nghĩa từ thuật ngữ tiếng Anh “pesticide” có nghĩa là thuốc trừ côn trùng gây hại. Tuy nhiên hiện nay khái niệm này được mở rộng cho nhiều loại hóa chất được sử dụng trong trồng trọt cả với mục đích ngoài trừ sâu hại.


Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra định nghĩa về hóa chất bảo vệ thực vật như sau: “HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT là bất kỳ hợp chất hay hỗn hợp được dùng với mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát các tác nhân gây hại, bao gồm vật chủ trung gian truyền bệnh của con người hoặc động vật, các bộ phận không mong muốn của thực vật hoặc động vật gây hại hoặc ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán thực phẩm, nông sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn nuôi hoặc hợp chất được phân tán lên động vật để kiểm soát côn trùng, nhện hay các đối tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng. HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT còn được dùng làm tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng lá, chất làm khô cây, tác nhân làm thưa quả hoặc ngăn chặn rụng quả sớm. Cũng có thể dùng HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT cho cây trong trước cũng như sau khi thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển”.


1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
Có nhiều cách phân loại HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT khác nhau như: phân loại theo mối nguy, theo công dụng hay theo cấu tạo hóa học…


1.2.1. Phân loại theo mối nguy
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT dựa vào các nghiên cứu về nguy cơ độc hại, chủ yếu là độ độc cấp tính đường uống và đường ngoài da khi thử nghiệm trên chuột.


Theo cách phân loại dựa trên LD50 , HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT được chia thành năm nhóm như ở bảng 1.1.


1.2.2. Phân loại theo công dụng
Dựa vào công dụng của HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT, người ta có thể phân loại như sau:


Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại: được gọi theo nhóm sinh vật gây hại như:


– Hóa chất trừ sâu (insecticides)


– Hóa chất trừ nấm (fungicides)


– Hóa chất trừ cỏ (herbicides)


– Hóa chất trừ chuột (rodenticides)


– Hóa chất trừ ốc sên (molluscicides)


– Hóa chất trừ nhện (acaricides)


– Hóa chất trừ vi khuẩn (bactericides)…


Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR – plant growth regulators) là các hóa chất sử dụng để kích thích, làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của thực vật.


Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý hay chế biển sau thu hái.


Trên cơ sở cách phân loại này, Alan Wood đã giới thiệu một trang điện tử trực tuyến giới thiệu bộ sưu tập đầy đủ các loại HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT được sử dụng.


1.2.3. Phân loại theo cấu tạo hóa học
Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong việc triển khai xây dựng các phương pháp phân tích, vì các HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT có cấu tạo tượng tự thường có tính chất giống nhau do đó phương pháp chiết và phân tích cũng giống nhau. Hơn nữa, từng nhóm HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT tác động đến vi sinh vật và cong người theo nguyên lý tương tự nhau. Theo cách phân loại này có một số nhóm HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT chính như sau:


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm clor hữu cơ (organochlorines)


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm phosphor hữu cơ (organophosphorus)


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm cúc tổng họp (synthetic pyrethroids)


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm carbamat


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm neonicotinoid


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm macrocyclic lacton


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT vô cơ


– HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT có nguồn gốc thực vật…


1.3. Một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến
1.3.1. Nhóm clor hữu cơ
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT nhóm clor hữu cơ (organnochlorines) là các hợp chất hữu cơ được hình thành khi thay thê các nguyên tử hydro của các hydrocarbon và dẫn xuất băng các nguyên tử clor. Trong phân tử các hợp chất này có thể tồn tại vòng benzen hoặc dị vòng (chứa dị tố O, N, hay S). Thường là các dẫn xuất clor của một số hợp chất hữu cơ như diphenylethan, cyclodien, benzen, hexan…


Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/hoa-chat-bao-ve-thuc-vat/