dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Viêm mũi xoang: Không tự khỏi – Dễ biến chứng!

Viêm mũi xoang là gì?
Viêm mũi xoang là hiện tượng viêm niêm mạc mũi và hệ thống xoang mặt, làm niêm mạc mũi xoang sung huyết, phù nề, các lỗ thông xoang bị tắc không còn chức năng dẫn lưu và vận chuyển niêm dịch. Viêm mũi xoang có thể là viêm cấp (dưới 4 tuần), bán cấp (8 – 12 tuần) hoặc viêm mạn tính (trên 12 tuần).


Viêm mũi xoang chiếm khoảng 30 – 40% số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và khoảng 85% bệnh nhân viêm mũi xoang chỉ cần điều trị ngoại trú. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn, tuy nhiên có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường có biểu hiện hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, điếc mũi, đau ở trán hay hốc mắt, đau tai.


Chẩn đoán viêm mũi xoang không khó, tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm mũi xoang là tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Việc sử dụng CT scan hoặc MRI chỉ cần thiết khi nghi ngờ bệnh lý xoang đặc biệt như viêm mũi xoang do nấm, do răng, khối u mũi xoang lành hoặc ác tính, viêm mũi xoang có chỉ định phẫu thuật.


Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang thường được xếp thành các nhóm:


– Do viêm nhiễm: Vi khuẩn (thường do bội nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào xoang), virus (đôi khi do nấm, do răng).


– Do dị ứng: Tình trạng dị ứng niêm mạc mũi lan dần vào xoang và thường không tách rời viêm mũi dị ứng riêng.


– Do chấn thương: Các chấn thương tụ máu xoang có thể nhiễm khuẩn gây viêm.


– Một số yếu tố thuận lợi: Dị hình vách ngăn, làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất, đái tháo đường…


– Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Dịch acid đi lên vùng mũi xoang gây viêm và đây là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm mũi xoang khó điều trị.


Viêm mũi xoang cấp
Viêm mũi xoang cấp thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị viêm mũi họng hoặc cảm cúm 1 tuần. Người bệnh xuất hiện sốt trở lại, chảy nước mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi, ho, đau nhức mặt và đau đầu, đôi khi mất ngửi. Quan sát thấy rãnh mũi má có thể đầy, ấn cánh mũi, đầu trong cung lông mày, góc trong ổ mắt đau. Khám hốc mũi thấy niêm mạc mũi sung huyết, nề, cuốn mũi quá phát, sàn và khe mũi nhiều dịch vàng xanh hoặc nâu bẩn. Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch chảy từ cửa mũi sau; vòm mũi họng sung huyết, đọng dịch.


Điều trị viêm mũi xoang cấp thường sử dụng kháng sinh nhóm betalactam, đôi khi cân nhắc sử dụng nhóm macrolid hoặc quinolone trong trường hợp dị ứng kháng sinh penicillin hoặc thấy tình trạng bệnh nhân không cải thiện sau 3 ngày điều trị. Có thể sử dụng kháng viêm corticoid hoặc chymotrypsine hoặc kháng viêm nonsteroid; thuốc hạ sốt, giảm đau.


Tại chỗ sử dụng thuốc nhỏ hoặc xịt với tác dụng co mạch, chống sung huyết, chống viêm, hút xoang và khí dung tại chỗ, miếng đắp ấm làm giảm đau nhức vùng mặt.


Nếu viêm mũi xoang do nấm hoặc do răng, thường loại bệnh này khu trú một bên của xoang, dịch có mùi hôi, bẩn, lợn cợn. Nếu viêm xoang do răng bệnh nhân còn ngửi thấy mũi thối (chỉ người bệnh mới ngửi thấy mùi này), răng hàm trên số 3,4,5,6 đau nhức (viêm quanh cuống, viêm chân răng, dị vật vào xoang hàm sau nhổ răng, hoặc làm vỡ đáy xoang hàm, dẫn đến thông thương xoang và khoang miệng).


Phim CT scan và phim paranoma răng sẽ giúp chẩn đoán xác định. Để điều trị, cần phẫu thuật xoang hàm dẫn lưu dịch, lấy tổ chức trong xoang làm giải phẫu bệnh (nấm) hoặc dẫn lưu xoang và bít lấp lỗ thông từ răng vào xoang (viêm xoang do răng).


Viêm mũi xoang mạn
Bệnh kéo dài trên 12 tuần. Bệnh nhân thường xuyên chảy dịch xuống họng, ngạt tắc mũi từng lúc hoặc thường xuyên, giảm ngửi hoặc mất ngửi. Khám thấy niêm mạc mũi nhợt màu, cuốn dưới quá phát, cuốn giữa thoái hóa, có thể có polip khe trên, khe giữa…


Điều trị viêm mũi xoang mạn theo nguyên nhân (thường là dị ứng). Có thể sử dụng kháng histamine uống, dạng xịt steroid hoặc kháng histamine, thuốc tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, có thể phẫu thuật mũi xoang (nếu có chỉ định).


Với những viêm mũi xoang có yếu tố cơ địa, có thể phối hợp thêm vitamine A, D, thuốc kháng histamine…


Tuy nhiên, việc điều trị viêm xoang loại này thường chỉ ổn định mà không khỏi được hoàn toàn.




Xem đầy đủ tại https://nhathuocngocanh.com/viem-mui-xoang-khong-tu-khoi-de-bien-chung/

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp hiện nay rất phổ biến, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều chỉnh nhờ chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.


Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt tỷ lệ cao ở người cao tuổi, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng hậu quả rất nặng nề, vì vậy nếu được theo dõi và điều trị đúng sẽ tránh được các biến chứng của bệnh. Ở Việt Nam, số người bị THA được điều trị đúng, đủ còn rất thấp, số người tử vong do bệnh tăng huyết áp ngày càng cao.


Định nghĩa Tăng huyết áp (THA) khi:
– Huyết áp tâm thu (HA tối đa) ≥ 140 mmHg và/hoặc


– Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 90 mmHg


– Theo định nghĩa mới của ACC/AHA 2017, tăng huyết áp khi:


– Huyết áp tâm thu (HA tối đa) ≥ 130 mmHg và/hoặc


– Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 80 mmHg


Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
– Người mắc bệnh tiểu đường


– Người thừa cân, béo phì có rối loạn chuyển hóa mỡ máu


– Người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.


– Người ít vận động


– Người có thói quen ăn mặn


Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp
Nguyên tắc chung trong điều trị tăng huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống, can thiệp dinh dưỡng, hoạt động thể lực và kiểm soát huyết áp ở mức < 140/90mmHg. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của THA.


Nhu cầu năng lượng :
– 25 – 30 Kcal/cân nặng lý tưởng/ngày


– Protein :15 – 20 %


– Lipid :15 – 20%


– Glucid : 60 – 70 % tổng năng lượng


Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi
– Người bình thường nhu cầu muối khoảng 6g/ngày. Đối với người THA ăn dưới 5g muối/ngày. Người có biến chứng suy tim < 2g /ngày. Trong đó 1g muối tương đương 1 thìa gạt sữa chua muối, tương đương 5ml (1 thìa cà phê) nước mắm hoặc 7,5ml xì dầu. Một số khảo sát gần đây cho thấy người Việt Nam có khuynh hướng ăn khá nhiều muối, gấp 3 – 4 lần so với khuyến cáo. Do đó, ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng thì cũng cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn. Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hàng ngày là muối ăn sodium (natri) tồn tại trong các loại thức ăn, thức uống công nghiệp như: monosodium glutamate (mì chính), sodium citrate, sodium bicarbonate… cũng có tác hại tương tự NaCl khi dùng nhiều.


– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối, dưa cà muối, giò chả, pa tê, các loại thịt hộp, bánh mặn.


– Tăng kali: 4-5g/ngày. Kali có nhiều trong chuối, đậu tương, đậu xanh, khoai lang, khoai tây, khoai sọ, cà chua, củ cải, bí ngô, rau ngót, măng tây, cà rốt, sầu riêng, sữa chua, ngao, cá, thịt bò, sữa, …


Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm ít chất béo. Giảm ăn các loại mỡ bão hòa, mỡ toàn phần.


– Ăn tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, gạo lật nảy mầm, các loại đậu đỗ,… có tác dụng giảm hấp thu cholesterol, làm chậm hấp thu đường và giúp hạ huyết áp.


– Hàng ngày nên uống 200-400ml sữa không đường.


– Nên ăn nhiều cá, hải sản (3-4 bữa cá/tuần) và giảm các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò; ăn giảm mỡ động vật vì chúng có hàm lượng mỡ bão hòa cao, là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa.


– Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.


– Hạn chế những đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, mỳ tôm, gà rán, khoai tây chiên..


– Không ăn các loại phủ tạng động vật như tim gan, bầu dục, óc, mỡ động vật, bơ.


Bỏ các thói quen xấu có hại
– Có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa rượu bia và huyết áp. Uống nhiều rượu là yếu tố gây THA, vì vậy cần hạn chế uống rượu bia. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 đơn vị rượu (trong đó, 1 đơn vị rượu tương đương 30ml rượu 40 độ; tương đương khoảng 330ml bia hay 120ml rượu vang, 30 ml rượu whisky); đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu bia chỉ bằng ½ nam giới.


Xem đầy đủ tại https://nhathuocngocanh.com/dinh-duong-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap/

Trị liệu thay thể thận liên tục: Chỉ định mở rộng, phương pháp, kỹ thuật và tiếp cận

Phương Pháp, Kỹ Thuật Và Tiếp Cận
Trị liệu thay thế thận liên tục (CRRT) có thể được sử dụng để đạt được các mục tiêu lâm sàng hợp lý của nó trong các chỉ định mở rộng bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Ví dụ, nếu vấn đề quan trọng là cần loại bỏ dịch, CRRT tiêu chuẩn có thể được sử dụng để giảm nồng độ urê trong khi hướng tới sự cân bằng dịch âm đáng kể từ -200 đến -400 mL/h.


Với cách tiếp cận này, một lượng lớn dịch có thể được loại bỏ từ những bệnh nhân quá tải dịch đề kháng lợi tiểu. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn và mục tiêu điều trị là loại bỏ các chất trung gian hòa tan, thì có thể áp dụng phương pháp siêu lọc thể tích cao hoặc siêu lọc với điểm cắt cao. Siêu lọc thể tích cao đòi hỏi lưu lượng máu cao (> 300 mL / phút) để tránh pha loãng trước màng quá mức (nếu dịch thay thế được sử dụng trước màng lọc) hoặc cô đặc quá mức trong bộ lọc (nếu dịch thay thế được sử dụng sau màng lọc).


Nếu sử dụng phương pháp siêu lọc thể tích cao, phải chú ý đến cân bằng dịch và nồng độ phosphat, bởi vì những sai sót tương đối nhỏ trong cân bằng dịch có thể gây ra vấn đề khi 10 L dịch được trao đổi mỗi giờ và việc loại bỏ phosphat nhanh chóng chắc chắn dẫn đến giảm nồng độ phosphat máu. . Nếu sử dụng phương pháp lọc máu có điểm cắt cao (các phân tử độc chất lớn là mục tiêu để loại bỏ) thì cần phải sử dụng các màng lọc có ngưỡng cutoff cao đặc hiệu.


Siêu lọc máu thể tích cao cũng có thể được sử dụng để loại bỏ một số loại độc chất tự do hòa tan trong nước như lithium hoặc natri valproate với hiệu quả cao hơn CRRT tiêu chuẩn. Nếu kỹ thuật này được thực hiện, tốt nhất là sau đó tiếp tục sử dụng CRRT tiêu chuẩn để tránh cái gọi là “phản ứng dội” nồng độ trong huyết tương phục hồi sau khi ngừng điều trị kỹ thuật hiệu quả cao.


Trong một số trường hợp, CRRT có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ cơ thể trong các tình huống như tăng thân nhiệt ác tính hoặc sốt nặng do nhiễm trùng hoặc chấn thương não. Trong những trường hợp như vậy, dịch thay thế không được làm ấm trước khi dùng và thậm chí có thể được làm lạnh trước khi dùng.


Xem Xét Thực Hành
Lựa chọn áp dụng CRRT bằng các kỹ thuật vừa mô tả ở trên hoàn toàn dựa trên đánh giá lâm sàng và quan điểm rằng lợi ích của liệu pháp có thể lớn hơn nguy cơ rủi ro của nó. Việc xác định này yêu cầu những người áp dụng CRRT để sử dụng kỹ thuật mở rộng phải có kỹ năng, năng lực lâm sàng rất cao trong lĩnh vực này để có thể áp dụng phương pháp điều trị với rủi ro tối thiểu.


Yêu cầu này đặc biệt áp dụng cho quá trình siêu lọc máu thể tích lớn, đòi hỏi máy có chất lượng phù hợp, chú ý theo dõi cân bằng dịch chính xác, theo dõi thường xuyên điện giải và phosphat, điều chỉnh thay thế phosphat thường xuyên, điều chỉnh liều lượng kháng sinh thích hợp và chú ý đến nhiệt độ cơ thể. Nguy cơ ít hơn nhiều với quá tải tuần hoàn đề kháng lợi tiểu, đặc biệt là khi suy tim thứ phát sau suy tim tiến triển.


Ở những bệnh nhân như vậy, việc loại bỏ dịch mong muốn điển hình (10 –15 L) có thể đạt được trong 24 đến 48 giờ bằng cách cân bằng dịch âm ổn định là -300 mL/h. Loại bỏ dịch này được thực hiện dễ dàng; nó là phổ biến trong CRRT cho suy thận cấp, trong mọi trường hợp.


Đối với thuốc hòa tan nước liên kết với protein ít hoặc rất ít và thể tích phân bố thấp, hạn chế (< 0,5 L/kg), trong trường hợp nhiễm độc nghiêm trọng đe dọa tính mạng, CRRT (có thể bắt đầu ở thể tích cao và tiếp theo, sau đó mức độ nằm trong khoảng phạm vi an toàn, ở thể tích tiêu chuẩn) cũng có vẻ hợp lý, hợp lý về mặt sinh bệnh học và tương đối an toàn. CRRT hiện đã được sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho:


• Nhiễm trùng huyết.


• Kiểm soát nhiệt độ cơ thể khi không đáp ứng với các phương pháp thông thường.


• Giảm phản ứng viêm liên quan đến ngừng tim.


• Đạt được hoặc duy trì cân bằng nội mô axit-bazơ ở những bệnh nhân toan máu nặng.


• Loại bỏ chất cản quang và làm giảm tổn thương thận ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thận do chất cản quang


• Điều chỉnh tình trạng quá tải tuần hoàn do các nguyên nhân khác nhau.


• Ngăn ngừa quá tải tuần hoàn ở những bệnh nhân truyền thể tích lớn các yếu tố đông máu.


• Giảm phản ứng viêm liên quan đến mổ bắc cầu tim phổi kéo dài.


• Điều chỉnh rối loạn natri ở bệnh nhân có chức năng thận hạn chế.


Khi tất cả các tác dụng sinh học, sinh lý và lâm sàng tiềm năng của CRRT được đánh giá cao, việc sử dụng hợp lý điều trị này bên ngoài lĩnh vực CRRT là không thể tránh khỏi.


==>>Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/chi-dinh-mo-rong/