dsdanghangのブログ

https://nhathuocngocanh.com/

Chụp cắt lớp trở kháng điện để chuẩn độ áp lực dương cuối thì thở ra trong Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính liên quan đến COVID-19

Chụp cắt lớp trở kháng đchẩn ộ chuẩn ộ ộ ự ự ự dương dương cuối cùng thở ra trong hộchi kịch nguyễn cấp tính liên quan đến cobid-19 file pdf đy.




Philip van der Zee, Peter Somhorst, Henrik Endeman, Diederik Gommers.




Tạp chí Y học Chăm sóc Tích cực và Hô hấp Hoa Kỳ Tập 202 Số 2 | ngày 15 tháng 8 năm 2020




Dịch bài: BS Đặng Thanh Tuấn – BV Nhi Đồng 1




Bệnh vi-rút corona (COVID-19) lây lan nhanh chóng và đã gây ra những gánh nặng quan trọng đối với các bệnh viện và ICU trên toàn thế giới. cấp tính (ARDS) trong 29% trường hợp (1).




Không biết làm thế nào để chuẩn hóa áp lực dương cuối cùng thì ra (PEEP) ở bệnh nhân thở bằng bệnh ARDS.Khả năng sống thải của bệnh nhân được cải thiện nếu PEEP cao hơn huy động thành công mô thải (2). Tuy nhiên, PEEP quá mức gây ra sự căng thẳng quá mức của bông nang, dẫn đến giảm khả năng sống sót của bệnh nhân (3). Do đó, PEEP nên được cá nhân hóa để tối đa hóa việc huy động và giảm sức nặng giảm độ căng quá mức của mè nang.Chụp cắt lớp trở kháng điện (EIT) cung cấp phương pháp pháp lý tiếp cận đầu giường đáng tin cậy để phát hiện ra cả mènăng căng quá mức và phơi nắng (4).




Chúng tôi mô tả một loạt trường hợp bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 và ARDS từ trung bình đến nặng trong đó EIT được áp dụng để cá nhân hóa PEEP dựa trên mức độ căng quá mức và phơi nắng tương đối thấp nhất. Sau đó , chúng tôi so sánh mức PEEP này với mức PEEP có thể được đặt theo bảng PEEP–FiO2 thấp hơn hoặc cao hơn từ thử nghiệm ALVEOLI (5 Cái). PEEP trong bệnh nhân mắc COVID-19 và ARDS.




Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu và tiêu chí thu nhận
Chúng tôi đã tiến hành một loạt trường hợp này từ ngày 1 tháng 3 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm 2020, tại ICU cấp ba của chúng tôi (Trung tâm y tế Erasmus, Rotterdam , Hà Lan). Tất cả các bệnh nhân thở máy liên tiếp được đưa vào ICU với COVID-19 và ARDS từ trung bình đến nặng (theo định nghĩa của Berlin về ARDS) đều được đưa vào nghiên cứu này. COVID-19 được định nghĩa là kết quả dương tính trên PCR mẫu thấm, thấm nước mũi hoặc ngoáy mũi. Ủy ban đạo đức y tế địa phương đã phê duyệt nghiên cứu này. Nhận được sự đồng ý từ tất cả các đại diện hợp pháp của bệnh nhân.




Giao thức nghiên cứu
Một cuộc thử nghiệm PEEP đã được thực hiện hàng ngày ở tất cả các bệnh nhân theo đồ thị chẩn đoán hơi thở máy tại địa phương của chúng tôi.Bệnh nhân được an thần hoàn toàn bằng truyền thống tĩnh mạch liên tục propofol, midazolam và thuốc gây nghiện. Những cơn thở nặng nhọc tự nhiên kéo dài đã bị ngăn chặn khi tăng thải thuốc an thần hoặc phong tỏa thần kinh cơ. Huyết áp động mạch được đo liên tục. Noradrenalin đã được chuẩn hóa để duy trì huyết áp động mạch trung tâm bình trên 65 mm Hg khi bắt đầu thử nghiệm PEEP.




Tất cả các bệnh nhân đều được thở bằng máy trong chế độ kiểm soát áp lực. FiO2 được chuẩn hóa để đạt được tốc độ bão hòa oxy ngoại vi từ 92% đến 95%. Các thông số khí cơ học khác (ví dụ: PEEP, áp dụng lực thở, nhịp và hơi thở thở vào/thở ra) không thay đổi.. Áp lực hô hấp thở cao và tổng PEEP được đo trong trạng thái lưu khí bằng 0 với quy trình giữ thì thở vào và thở ra tương ứng. lực xuyên xả tuyệt đối được đo bằng ống thông bóng thực quản (CooperSurgical hoặc NutriVent).




Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/chup-cat-lop-tro-khang-dien-de-chuan-do-ap-luc-duong-cuoi-thi-tho-ra-trong-hoi- chung-nguy-kich-ho-hap-cap-tinh-lien-quan-den-covid-19/

Lá vông chữa bệnh trĩ: Bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả!

Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ một cách đơn giản và thuận tiện ngay tại nhà mà lại không tốn kém? Sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp đã được sử dụng trong dân gian từ lâu vừa an toàn, vừa đem lại hiệu quả tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh ( nhathuocngocanh ) sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chữa bệnh này.


Lá vông nem có tác dụng gì trong chữa bệnh trĩ?
Lá vông là loại cây khá phổ biến, được trồng nhiều ở vùng đồng quê và trong các vườn thuốc khắp nước ta. Cây lá vông còn có tên khác là cây hải đồng bì, cây lá vông nem, cây thích đồng bì… thuộc họ Đậu có tên khoa học là Erythrina variegata.


Theo đông y, lá vông là dược liệu có vị đắng, tính bình, có công dụng giúp cầm máu và chống viêm nhiễm. Sử dụng lá vông hỗ trợ giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giúp người bệnh thoải mái hơn khi đi đại tiện.


Theo y học hiện đại, trong lá vông có chứa hoạt chất Saponin có tác dụng ức chế thần kinh và ảnh hưởng tới vận động của các cơ. Hoạt chất này có tác động tích cực giúp tăng lượng máu nuôi dưỡng tới hậu môn, đồng thời hạn chế sự phát triển về kích thước của búi trĩ.


Vì vậy, lá vông rất có ích trong việc điều trị đẩy lùi bệnh trĩ. Sử dụng lá vông giúp tiêu viêm, giảm sưng, làm cho búi trĩ nhỏ dần, giúp người bệnh bớt đau đớn và khó chịu.


Cách sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả
Từ xưa đến nay lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông. Dưới đây là một số mẹo được sử dụng phổ biến và đã đem lại hiệu quả rõ rệt.


Đắp trực tiếp lá vông để chữa trĩ
Cách làm:


Bước 1: Rửa sạch lá vông bằng nước sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng. Để lá khô ráo nước.


Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối tinh, lau khô.


Bước 3: Lá vông được hơ trên ngọn lửa nhỏ cho nóng rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Hoạt chất trong lá vông được sức nóng giải phóng ra tác dụng lên búi trĩ giúp kháng viêm, giảm đau.


Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp búi trĩ có màu đỏ tươi, chiều dài khoảng 1-2 cm. Nên thực hiện 2 lần/ ngày sẽ giúp cho hậu môn bớt đau rát và khó chịu.


Ăn lá vông chữa bệnh trĩ
Cách đơn giản nhất là thêm lá vông vào chế độ ăn uống của bệnh nhân. Có thể sử dụng trực tiếp lá vông hoặc chế biến lá vông thành món canh lá vông giúp thanh nhiệt và tăng cường sức khỏe.


Cách làm:


Bước 1: Lá vông đem rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo nước.


Bước 2: Chuẩn bị khoảng 100gr thịt nạc xay nhuyễn, ướp gia vị vừa đủ.


Bước 3: Xào thịt với một lượng nước nhỏ đến khi thịt săn lại. Khi thịt chín tới thì thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi.


Bước 4: Khi nước sôi thì bỏ lá vông vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun đến khi nước sôi thì tắt bếp.


Món canh lá vông với ưu điểm dễ ăn. Nếu việc ăn trực tiếp lá vông có mùi vị làm bạn khó chịu thì nấu canh sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.


Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu
Lá thầu dầu có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để giảm ngứa, tiêu thũng. Sử dụng kết hợp lá vông và lá thầu dầu để tăng cường tác dụng chữa trĩ, giúp tăng lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau và thu nhỏ búi trĩ hiệu quả.


Cách làm:


Bước 1: Rửa sạch lá vông và lá thầu dầu với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo.


Bước 2: Thái nhỏ và giã nát cả hai loại lá trên với nhau.


Bước 3: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch.


Bước 4: Cho hỗn hợp lá vừa giã nát vào miếng vải nhỏ sạch, hơ nhẹ trên ngọn lửa rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Chờ khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại với nước.


Thực hiện mẹo chữa bệnh này mỗi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.


Xem thêm: Thực hư bài thuốc Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang – thần dược của bệnh trĩ
Kết hợp lá vông và rượu trắng
Giống như khi kết hợp với lá thầu dầu, lá vông khi kết hợp với rượu trắng sẽ giúp cải thiện tối đa tình trạng bệnh trĩ. Rượu có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm đau rát, chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng.


Cách làm:


Bước 1: Lá vông rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo.


Bước 2: Thái nhỏ lá vông rồi phơi khô trong bóng râm.


Bước 3: Cho lượng lá vông đã thái nhỏ vào lọ thuỷ tinh sạch. Sau đó đổ 2 lít rượu trắng vào rồi đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 1 tuần.


Bước 4: Trước khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm, lau khô.


Bước 5: Lấy khoảng 30ml rượu ngâm lá vông pha loãng với nước ấm. Dùng hỗn hợp thu được ngâm hậu môn hoặc rửa hậu môn.


Thực hiện phương pháp này đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.


Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/la-vong-chua-benh-tri/

Phương pháp sắc kí lớp mỏng và những ứng dụng trong thực tiễn

Sắc kí lớp mỏng (thin layer chromatography – TLC) là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Ưu điểm là phương pháp này cho phép xác định nhanh thành phần của những hợp chất phức tạp. TLC có thể phân lập các chất ở hàm lượng rất nhỏ và thường sử dụng để phân tích các chất được chiết ra từ thực vật. Hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh tìm hiểu những thông tin về Sắc ký lớp mỏng trong bài viết sau đây.


Sắc ký lớp mỏng là gì?
Phương pháp sắc ký lớp mỏng đã được 2 nhà bác học Nga Izmailov và Shraiber tìm ra từ năm 1938 nhưng đến 1958-1959, sau các công trình của E.Stahl được công bố thì nó mới được hoàn thiện, chuẩn hóa và được dùng rộng rãi.


Sắc kí lớp mỏng TLC là một kỹ thuật sắc ký. Trong đó pha tĩnh là chất hấp phụ trải thành lớp mỏng, mịn đồng nhất, được cố định trên phiến kim loại hoặc nhựa, phiến kính. Pha tĩnh hay được dùng là silica gel, cellulose hoặc aluminium oxide. Pha động là một hệ bao gồm một dung môi riêng lẻ hay hỗn hợp nhiều dung môi. Chúng phối hợp với nhau theo tỷ lệ được quy định và hút lên bản sắc ký bởi mao dẫn. Dung dịch thí nghiệm được tách dựa trên tính phân cực của các thành phần khác nhau trong dung dịch.


Nguyên tắc hoạt động
Cũng giống như các kỹ thuật sắc ký khác, cơ chế chính của sắc ký lớp mỏng (TLC) phụ thuộc vào nguyên tắc phân tách. Sự phân tách phụ thuộc vào ái lực tương đối của các hợp chất đối với cả hai pha. Các hợp chất trong pha động di chuyển trên bề mặt của pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.


Trong khi di chuyển qua lớp hấp phụ, cấu tử trong mẫu thử di chuyển trên lớp mỏng theo hướng của pha động với tốc độ khác nhau. Sự chuyển động xảy ra theo cơ chế các hợp chất có ái lực cao hơn với pha tĩnh di chuyển chậm. Trong khi các hợp chất có ái lực thấp di chuyển nhanh hơn. Do đó, sự phân tách của hỗn hợp đạt được, ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Đặc tính và bản chất của chúng được xác định bằng các kỹ thuật phát hiện phù hợp.


Mức độ di chuyển của chất phân tích có đại lượng đặc trưng của là hệ số di chuyển Rf. Hệ số này được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng di chuyển của chất thử và khoảng di chuyển của dung môi.


Rf = a/b


Trong đó:


a (tính bằng cm): khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết mẫu thử.


b (tính bằng cm): khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi trên đường đi của vết.


Chú ý Rf chỉ có giá trị từ 0 đến 1.


Cách tiến hành
Dụng cụ
Bình triển khai dung môi bằng thuỷ tinh trong suốt có kích thước phù hợp với bản mỏng và có nắp đậy kín.
Ðèn tử ngoại có hai bước sóng 254 nm và bước sóng 365 nm.
Dụng cụ dùng để phun thuốc thử hiện .màu vết
Tủ sấy điều nhiệt để hoạt hóa bản mỏng và sắc ký đồ, hoặc dùng để sấy nóng một số phản ứng để phát hiện vết.
Tủ hút để hút hơi độc.
Máy sấy dùng để sấy khô sắc ký đồ và dùng để chấm nhanh nhiều lần những dung dịch cần phân tích.
Một máy ảnh thích hợp chụp lưu giữ sắc ký đồ ở ánh sáng ban ngày.
Các ống mao quản, Micropipet nhiều cỡ hoặc dụng cụ thích hợp.
Bản mỏng đã được tráng sẵn chất hấp phụ trên bề mặt.
Trường hợp phòng thí nghiệm không có bản mỏng tráng sẵn thì tự chuẩn bị các dụng cụ: Tấm kính phẳng kích thước phù hợp được xử lý trước, rửa sạch và sấy khô.
Chuẩn bị bản mỏng
Ðiều chế chất hấp phụ: Chất hấp phụ được chọn lọc phù hợp với yêu cầu phân tích như: Silicagel G, cellulose, nhôm oxyd. Trong số đó silicagel G được dùng thông dụng nhất. Sau khi trộn thành dịch, trải lên bản mỏng điều chỉnh độ dày phù hợp. Ðể các phiến kính nguyên tại chỗ đến khi mặt trên hết bóng, hoặc để khô qua đêm tại nhiệt độ phòng.
Hoạt hóa: Cho các bản mỏng đã khô vào tủ sấy và đặt nhiệt độ 105 -110oC trong 30 phút (nếu không có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng). Lấy ra để nguội bảo quản trong bình hút ẩm.
Chuẩn bị bình khai triển
Các bình khai triển dung môi là bình thủy tinh dạng hình trụ hay hình hộp, nắp đậy kín. Sau khi pha dung môi pha động theo tỷ lệ quy định, cần tiến hành bão hòa dung môi. Bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong bình để giấy lọc thấm đều dung môi. Lượng dung môi sử dụng cần căn chỉnh sao cho sau khi bão hòa còn một lớp dày khoảng 5mm đến 10mm đáy bình. Ðậy nắp bình kín và để yên 1 giờ ở nhiệt độ 20 – 25 độ C. Nên dùng những dung môi thật tinh khiết dùng cho sắc ký để thu được kết quả chính xác.


Chấm chất phân tích lên bản mỏng
Lượng chất đưa lên bản mỏng ảnh hưởng lớn đến trị số Rf. Lượng chất quá nhiều làm cho vết sắc ký to và kéo dài. Khi đó, vết các chất có trị số Rf gần nhau sẽ bị chồng lên nhau. Lượng chất nhỏ quá có thể sẽ không phát hiện được do độ nhạy của thuốc thử không đủ. Với dung dịch nồng độ loãng thì chấm nhiều lần cùng một vị trí và sấy khô sau mỗi lần. Ðường xuất phát cách mép dưới bản mỏng 1,5cm – 2 cm và cách bề mặt trên dung môi từ 0,8 – 1 cm. Các vết chấm nhỏ, đường kính 2 – 6 mm và cách nhau khoảng 15 mm. Các vết chấm ở các lần khác nhau càng trùng nhau càng tốt. Do đó, với những trường hợp phân tích phải dùng các mao quản định mức chính xác.


Xem đầy đủ tại đây:https://nhathuocngocanh.com/phuong-phap-sac-ki-lop-mong-va-nhung-ung-dung-trong-thuc-tien/